Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Lựa chọn đồ chơi "tắm" cùng bé.

Đối với các Mẹ, việc tắm cho bé trải qua rất nhiều giai đoạn từ lúc bé còn là “trứng mỏng”, đến khi chập chững và trở nên vững vàng hơn, cho đến tận lúc bé có thể tự biết cách làm sạch và vệ sinh cho mình. Nhiều vất vả và bối rối nhất là giai đoạn bé còn bồng trên tay, bé có rất nhiều bỡ ngỡ và tò mò khi giai đoạn đầu tiếp xúc với nước và dần nhận thức được việc tắm gội. Nhiều bé rất “chịu” nước và được tắm mát là một trong những việc khiến cho bé vô cùng sáng khoải và thích thú, thậm chí nghịch nước mãi không chịu ra khỏi bồn tắm. Ngược lại, có một số bé cảm thấy việc “được tắm” rất khó chịu, la thét và khóc ré lên chỉ ngay khi vừa được đặt chạm với mặt nước. Trong trường hợp này, nếu các Mẹ không khéo léo, càng cố ép bé tắm càng gây cho bé áp lực, dẫn đến sợ nước, sợ tắm gội hoặc thậm chí sợ cả Mẹ. Các Mẹ cần bình tĩnh và nghiêm túc chú ý, tìm hiểu các nguyên nhân, các yếu tố tác động đối với bé như chậu tắm không thoải mái, nước quá lạnh hoặc quá nóng, các loại sữa tắm dầu gội không phù hợp,v.v… đặc biệt chú ý sở thích cá nhân của các bé (vừa nghịch nước vừa tắm hoặc nghe hát, trò chuyện khi tắm, v.v…) và thời điểm khi tắm (sáng, trưa, tối,v.v…). Trong số đó, việc sử dụng đồ chơi khi tắm cho bé là một cách mà hầu hết các bé đều hài lòng, thích thú và là một giải pháp để bé làm tập làm quen với việc tắm gội hằng ngày. Vì thế, sau khi đã chuẩn bị chu đáo hết mọi thứ, việc chọn đồ chơi phòng tắm cho bé cũng được các Mẹ rất quan tâm. Vậy, làm thế nào để lựa chọn đồ chơi phòng tắm vừa đáp ứng được mục đích gây hứng thú, vui vẻ vừa an toàn và giữ gìn chúng như thế nào để bảo vệ sức khỏe cho bé cưng.

Sự lựa chọn an toàn:

- Các món đồ chơi đơn giản, chất liệu và màu sắc có nguồn gốc an toàn là điều quan trọng hàng đầu. Các Mẹ nên lựa chọn và xem kỹ các thông tin, nguồn gốc của món đồ và sự bảo đảm từ chính hãng.

- Kiểm tra màu sơn không bị bong tróc và trôi màu dễ dàng. Cho các món đồ chơi tiếp xúc trước qua nước, và với dung dịch sữa tắm, dầu gội,v.v… các Mẹ cũng cần thử trước các tác động cầm nắm, cào cắn vào đồ chơi như các thói quen thường thấy của bé đối với đồ vật.

- Đồ chơi bằng chất liệu nổi trên mặt nước, không quá cứng và dễ cầm nắm. Việc sử dụng các món đồ chơi cứng, nặng và chìm dưới nước có thể gây va chạm và cấn khi bé đứng, ngồi và thay đổi tư thế khi tắm đồng thời khiến bé tò mò cặm cụi và hụp nằm xuống nước để lấy bằng được.
Các lưu ý cần tránh:
- Không nên lạm dùng các món đồ chơi có quá nhiều hiệu ứng (âm thanh réo rắt ồn ào, ánh sáng chớp nháy rực rỡ,v.v…), khiến cho bé quá thích thú, say mê và càng cáu gắt khi bị dứt ra khỏi món đồ chơi sau khi tắm xong.

- Tránh sử dụng các loại đồ chơi thấm nước hay có nhiều khe lỗ, nước đọng sẽ trở thành “nhà ổ” cho nấm mốc gây bệnh.

- Không sử dụng các món đồ chơi dùng pin, đồ điện tử, kỹ thuật số,… dễ gây ra hư hỏng khi thấm nước và có nhiều tác động không tốt cho bé.

- Tuyệt đối luôn thận trọng và dứt khoát với các loại đồ chơi có vỏ cứng và góc cạnh sẽ gây đau, xước và tổn thương cho bé.

Lựa chọn đồ chơi đơn giản cho bé.


Kết hợp vừa học vừa chơi vừa tắm:
- Áp dụng các món đồ chơi luyện tập kỹ năng cho bé như bộ sản phẩm các loài động vật biển, loại tàu thuyền, hình khối; các miếng xốp kí tự chữ cái và con số; hay các bộ trò chơi bắt cá như vợt, cần câu,v.v…

- Các món đồ có nhiều màu sắc khác nhau, bắt mắt và tươi sáng sẽ góp phần kích thích thị giác của bé, tạo sự chú ý và thích thú khi tắm đồng thời các Mẹ có thể kết hợp giúp bé nhận biết và phân biệt các màu sắc.

Nguồn: lazada.vn
Chuyên mục:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét